Hotline

0794.888.759

Ảnh Hưởng Thanh Công Tiếc Việc Đến Giấc Ngủ Thế Nào?

Thực tế  hiện nay ngày càng nhiều người tham công tiếc việc, nghiện công việc dẫn đến làm việc quá độ  ngày càng gia tăng. Khối  công việc họ phải đối mặt ngày càng lớn trong khi thời gian cho giấc ngủ ngày càng hạn hẹp đi. Thiếu ngủ hay mất ngủ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc, giảm năng suất làm việc. Tiền bạc và giấc ngủ luôn là hai thái cực. Muốn có nhiều tiền không ít người đã hi sinh giấc ngủ để giành thời gian làm việc hơn. Một số đặc thù công việc theo ngành có thời gian làm việc thường thay đổi ca dẫn đến sự thay đổi về thời gian sinh học trong cơ thể người. Đừng nghĩ làm việc ban đêm và ngủ vào ban ngày lâu dần sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng vẫn âm thầm rút ngắn tuổi thọ nếu không được điều chỉnh giấc ngủ hoàn hảo hơn với những người nghiện công việc.

Như thế nào là tham công tiếc việc?

Tham công tiêc việc là  gì?Chúng ta hiểu rằng, một người thành công trong công việc được thể hiện qua sự chăm chỉ và có thái độ làm việc tích cực. Nó khác với những người vùi đầu vào công việc lien tục và bất chấp thời gian. Đôi khi nghiện làm việc không mang lại kết quả tốt và sự thành công nhanh như họ vẫn nghĩ. Những người nghiện công việc thường bị cuốn sâu vào vấn đề mà khó có thể bước ra được. Họ bị ám ảnh về công việc, làm việc quá sức và bỏ qua  thời gian nghỉ ngơi.


Người nghiện công việc luôn có xu hướng nhận công việc về mình và lại khó soát được khối lượng công việc, vấn đề này cũng là 1 phần tạo nên sự rối loạn công việc. Việc ôm đồm công việc không tạo nên kết quả tốt như họ mong đợi, nhiều bằng chứng chỉ ra rằng khi làm việc liên tiếp và không có thời gian nghỉ ngơi, bộ não sẽ trở nên ì ạch hơn, kém sự nhạy bén để giải quyết công việc.
Một cuộc khảo sát mới đây về 8.600 công nhân Canada cho thấy mất ngủ do làm việc quá sức là nguyên nhân gây căng thẳng chính trong cuộc sống của họ và không nhiều người thừa nhận mình là người tham công tiếc việc.

Hệ quả của người nghiện công việc, làm việc quá sức.

Tham công tiếc việc rơi vào tình trạng trầm cảm hoặc rối loạn âu lo, tái phát cơn đau đầu và đau dạ dày.

Hậu quả tiêu cực ở những người nghiện công việc dễ gặp và chiếm tỷ lệ cao nhất chính là mất cân bằng giấc ngủ, suy nhược thần kinh, kiệt quệ sức lực. Dễ dàng thấy  khi những người nghiện công việc thường rơi vào tình trạng trầm cảm hoặc rối loạn âu lo, tái phát cơn đau đầu và đau dạ dày.
Và rồi họ càng làm việc, họ càng kiệt sức, căng thẳng và không khỏe mạnh. Đẫn dến họ làm việc kém thiếu quả hơn, điều đó buộc họ phải dành nhiều thời gian hơn để bắt kịp.

Bên cạnh đó các thiết bị phục vụ cho công việc như điện

thoại, máy tính, laptop… cũng phần nào đó ảnh hưởng lên sức khỏe người làm.Việc hoạt động đầu óc liên tục trong điều kiện ánh sáng từ máy tính cũng như ngồi ì 1 chỗ cũng là không tốt.

Thêm vào đó để tỉnh táo và duy trì làm việc nhiều người đã tìm đến cafein, rượu và chat kích thích nhưng chúng lại tiềm ẩn nguy cơ bệnh tim mạch nhiều hơn cả.

Nghiện công việc, làm việc quá sức và thiếu ngủ.

Các vấn đề về giấc ngủ thường hay gặp ở người nghiện công việc, làm việc quá sức như sau:

1.Mất ngủ

Mất ngủ là trạng thái trằn trọc mỗi khi đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, đôi khi phải trải qua những đêm thức trắng. Người mất ngủ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và giảm chức năng nhận thức vào ban ngày. Nguy cơ cao dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm như trầm cảm


Một nghiên cứu được trích dẫn trong Sức khỏe Công nghiệp năm 2005 chỉ ra rằng  những người thiếu ngủ ở Hoa Kỳ có tỷ lệ trì hoãn công việc trung bình hằng tháng cao hơn 1,4 lần so với người không gặp vấn đề về giấc ngủ. Một số liệu từ Ủy ban Quốc gia về Rối loạn giấc ngủ cho thấy chứng mất ngủ tại nơi làm việc khiến nền kinh tế Mỹ mất từ 92 đến 107,5 tỷ USD mỗi năm khi lượng công nhân vắng mặt, mất năng suất, sai phạm khi làm việc hoặc gặp tai nạn. Người nào mất ngủ sẽ có tỉ lệ cao đối mặt với nhiều rủi ro về bệnh tật hơn.

Thêm một nghiên cứu tập trung vào những người làm việc nhiều hơn 60 giờ/tuần tại bệnh viện cựu chiến binh cho thấy hơn 76% người có vấn đề về rối loạn giấc ngủ trong đó có mất ngủ. Các đối tượng thường có giấc ngủ bị rút ngắn quá mức cho phép hay gặp các hành vi bất thường trong khi ngủ là chứng mộng du, ác mộng, chứng run khi ngủ.

2.Luôn muốn ngủ vào ban ngày

Cơ thể bạn luôn cần thời gian ngỉ ngơi để phục hồi lại thể trạng cũng như năng lượng.Việc nàm việc quá độ dẫn đến cơ thể mệt mỏi và luôn rơi vào trạng tháng buồn ngủ mọi lúc ,mọi nơi. Buồn ngủ ban ngày quá mức là hệ quả cho việc không kiểm soát được lượng làm việc của mình. Bên cạnh đó nếu buổn ngủ vào ban ngày sẽ làm mát đi sự tập trung trong công việc, thiếu năng lượng hàng ngày ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và công viêc.Một nghiên cứu trên 600 y tá Nhật Bản cho thấy những người có xu hướng tham công tiếc việc, làm việc quá sức thực sự có buồn ngủ ban ngày quá mức, khó thức dậy vào buổi sáng và cảm giác thiếu ngủ chủ quan.

3.Mệt mỏi kéo dài.

Mất ngủ và mệt mỏi kéo dài do làm việc quá sức

Chắc chắn rồi, khi bạn giành thời gian quá nhiều cho công việc đồng nghĩa cơ thể hoàn toàn không được nghỉ ngơi. Theo thời gian dẫn đến suy kiệt sức khỏe và biểu hiện đặc trưc là luôn thấy mệt mỏi. Kể cả bạn có nghỉ ngời lại nhưng do mất cân bằng sinh học nên sẽ rất khó để phục hổi nahnh được.
Rõ ràng có sự tương đồng với tác động của căng thẳng đối với các kiểu ngủ, nhưng nó không chỉ là căng thẳng gây ra rối loạn giấc ngủ. Quá nhiều kích thích – hyperarousal – là một nguyên nhân có nhiều khả năng. Vấn đề này càng khó giải quyết ở những người ở độ tuổi trung niên trở lên, họ rất khó để thay đổi sinh hoạt, làm việc và gần như không có thời gian thư giãn ban đêm sau khi làm việc quá độ.

Mẹo ngủ ngon cho những người nghiện công việc.

Hầu hết các chuyên gia đều khuyên chúng ta nên có lượng công việc phù hợp để duy trì giấc ngủ, tránh làm việc quá sức.. Tuy nhiên trong một số trường hợp muốn hay không muốn thì chúng ta vẫn phải làm việc lấn áp quá thời gian ngủ. Vấn đề đôi khi không do ta quyết định, các doanh nghiệp cần xem xét lại chế độ làm việc và đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho nhân viên. Đảm bảo sức khỏe cho công nhân viên cũng là cách duy trì doanh thu của doanh nghiệp, đó là quyền lợi và trách nhiệm.
Trước mắt, để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ do nghiện công việc, tham công tiếc việc các bạn cần áp dụng một số phương pháp sau:

1.Thực hiện lịch sinh hoạt khoa học hằng ngày

Nếu bạn có một kế hoạch rõ ràng cho công việc cũng như thời gian nghỉ ngơi của mình thì cần đảm bảo để thực hiện nó. Dễ dàng nhận ra rằng chúng ta cần nghỉ nghơi sau 1 quãng thời gian làm việc. Có 1 kế hoạch rõ rằng sẽ giúp bạn tránh xa vào việc chim trong công việcĐặc biệt giấc ngủ vào mỗi buổi tối sẽ đảm bảo rằng sức khỏe của chính bản thân mình dược duy trì đều đặn hơn.
Hãy giành ít nhất 7-8 tiếng/ngày cho giấc ngủ nhé

2.Đảm bảo tránh xa yếu tố độc hại.

Cafein luôn là hoạt chất hàng đầu gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài. Việc sự dụng các chất kích thích làm hung phấn não bộ, khiến bạn khó có thể đi vào 1 giấc ngủ ngon. Dấu hiệu buồn ngủ là cần thiết để chúng ta lên giường và thư giãn toàn bộ cơ thể, đừng cố tìm cách trì hoãn giấc ngủ.
Hạn chế tiếp xúc với điện thoại, máy tính và di dời bàn làm việc sang một nơi khác ngoài phòng ngủ. Nên nhớ phòng ngủ chỉ dành cho việc ngủ và tình dục.


Bên cạnh đó việc sinh hoạt lành mạnh bằng cách tập thể dụng, vận động sưc khỏe luôn là yếu tố cần thiết.Tắt hết đèn, để điện thoại hoặc các thiết bị phát ra âm thanh xa phòng ngủ vì chúng có thể gây mất tập trung và khó ngủ hơn

3.Thư giãn trước khi ngủ.

Hãy để tâm hồn ủa bạn được thảnh thơi hơn chút xíu bằng cách nghe một bạn nhạn dịu nhẹ. Đi tắm hoặc ngâm chân trong nước ấm cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng.
Nếu cảm thấy đói bụng các bạn có thể uống một ly sữa ấm, một trái chuối hoặc trứng gà luộc để có thể ngủ ngon hơn.

Trị liệu

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là một hình thức trị liệu tâm lý có hiệu quả để điều trị chứng nghiện công việc, hay làm việc quá sức. Trong CBT, bệnh nhân học cách nhận ra các kiểu suy nghĩ và hành vi tiêu cực góp phần vào chứng nghiện công việc, tham công tiếc việc của họ. Sau đó, họ làm việc để thay thế những người có suy nghĩ và thói quen lành mạnh hơn, hợp lý hơn.
Liệu pháp này cũng rất quen thuộc và được dùng để điều trị cho chứng mất ngủ.

4.Chọn nệm phù hợp.

Một tấm nệm phù hợp chắc chắn sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Khoảng thời gian bạn nghỉ ngơi cũng là khoảng thời gian cơ thể rất cần đi vào trạng thái hồi phục. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Nệm bạn đang nằm có thể ảnh hưởng tới 30-40 % chất lượng giấc ngủ. Do đó việc bỏ chút it tiền cũng như thời gian để chọn cho mình 1 tấm nệm là rất quan trọng.

Nệm không chỉ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng mà còn nâng đỡ cơ thể của bạn. Đảm bảo khả năng tuần hoàn máu luôn được tốt nhất giúp cho giấc ngủ sâu hơn tránh tình trang trăn trọc khi ngủ.

Nổi bật trên thị trường có dòng nệm cao su thiên nhiên. Tuy giá thành hơi cao nhưng bù lại chất lượng luôn làm người dùng hài lòng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.